Kính gửi: Bệnh viện Phụ sản Hai Phòng
Mã số thuế: 0200912412
Địa chỉ: Số 19 Đường Trần Quang Khải, P.Hoàng Văn Thụ, Q.Hồng Bàng, Tp.Hải Phòng
Cục Thuế TP Hải Phòng nhận được cồng văn sô 661/CV-BVPS đê ngày 15/8/2024 của Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng (sau đây gọi là “Bệnh viện”) đề nghị giải đáp về kê khai, nộp thuế và xuất hóa đơn của khoa Quốc tế thuộc Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng.
Về vấn đề này, Cục Thue TP Hải Phòng có ý kiến như sau:
Căn cứ mục 2 Chương III Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản công;
Căn cứ Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ che tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập:
- Tại Điều 6 quy định về dịch vụ sự ngniệp công không sử dụng ngân sách nhà nước;
“Điều 6. Dịch vụ sự nghiệp công không
1. Dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước gồm:
... b) Dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công cung cấp từ hoạt động sản xuất kinh doanh, liên doanh liên kết phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của đơn vị để đáp ứng nhu cầu của xã hội theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Đơn vị sự nghiệp công được tự chủ sử dụng tài sản và các nguồn lực ở đơn vị để cung cấp dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước, phù hợp với lĩnh vực chuyên môn được cấp có thẩm quyền giao theo nguyên tắc:
a) Thực hiện theo đúng quy định của pháp luật;
... 3. Đơn vị sự nghiệp công được tự chù quyết định các khoản chi để cung cấp dịch vụ sự nghiệp công đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ và phải quy định trong quy chế chi tiểu nội bộ; phải tổ chức công tác kế toán theo đúng quy định của pháp luật về kế toán; mở sổ sách kế toán, sử dụng, quản lý chứng từ, tổ chức hạch toán, theo dõi riêng đảm bảo ghi nhận đầy đủ, chính xác doanh thu và phân bổ đầy đủ, chính xác chi phí đối với từng hoạt động; phải đăng ký, kê khai, nộp đủ thuế và các khoản thu ngân sách khác (nếu có) theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ kiểm toán nội bộ đầy đủ, định kỳ; thực hiện chế độ báo cáo tài chính đúng, kịp thời với các cơ quan quản lý cấp trên và các cơ quan có liên quan theo quy định. Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công chịu trách nhiệm về hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công, đất đai được Nhà nước giao quản lý, sử dụng; nguồn tài chính tại đơn vị theo quy định của pháp luật.”;
- Tại Điều 25 quy định về tự chủ trong hoạt động liên doanh, liên kểt:
“Điều 25. Tự chủ trong hoạt động liên doanh, liên kết
1. Đơn vị sự nghiệp công được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân để hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội. Việc sử dụng tài sản công vào mục đích liên doanh, liên kết phải bảo đảm các yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 55 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
2. Đơn vị sự nghiệp công xây dựng đề án liên doanh, liên kết trình ... Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với đơn vị thuộc địa phương quản lý) phê duyệt sau khi có ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp, trong đó phảỉ làm rõ hình thức liên doanh, liên kết (thành lập pháp nhân mới hoặc không thành lập pháp nhân mới); phương án bảo đảm nguồn tài chính, nguồn nhân lực cho hoạt động của đơn vị và cơ sở liên doanh, liên kết...
...4. Việc phân chia kết quả của hoạt động liên doanh, liên kết thực hiện theo thỏa thuận trong Hợp đồng liên doanh, liên kết, cụ thể như sau:
a) Đối với hình thức liên doanh, liên kết không thành lập pháp nhân mới: Đơn vị sự nghiệp công thực hiện bổ sung toàn bộ kết quả của hoạt động liên doanh, liên kết vào nguồn tài chính của đơn vị có hoạt động liên doanh, liên kết theo đề án liên doanh, liên kết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
Căn cứ Điều 4 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ:
“Điều 4. Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ
1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tìếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.”;
Căn cứ khoản 2 Điều 13 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng trong đó quy định về thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
“2. Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo trị gia tăng' bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu áp
a) Đối tượng áp dụng:
- Tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.
b) Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau:
- Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%;
- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;
- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;
- Hoạt động kinh doanh khác: 2%.
…"
Căn cứ Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp:
- Tại khoản 5 Điều 3 quy định về phương pháp tính thuế:
“5. Đơn vị sự nghiệp, tổ chức khác không phải là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp mà các đơn vị này xác định được doanh thu nhưng khống xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh thì kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ, cụ thể như sau:
+ Đối với dịch vụ (bao gồm cả lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay): 5%.
Riêng hoạt động giáo dục, y tế, biểu diễn nghệ thuật: 2%.
+ Đối với kinh doanh hàng hóa: 1%.
+ Đối với hoạt động khác: 2%.
…”
- Tại khoản 6 Điều 8 quy định về thu nhập được miễn thuế:
“6. Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần, liên doanh, liên kết kinh tế với doanh nghiệp trong nước, sau khi bên nhận góp vốn, phát hành cổ phiếu, liên doanh, liên kết đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, kể cả trường hợp bên nhận góp vốn, phát hành cổ phiếu, bên liên doanh, liên kết được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
..."
Căn cứ các quy định nêu trên và hồ sơ, tài liệu Bệnh viện cung cấp, Cục Thuế TP Hải Phòng hướng dẫn về nguyên tắc như sau:
Trường hợp Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng là đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiện cơ chế tự chủ nhóm 1, kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng, thuế TNDN theo tỷ lệ % trên doanh thu; Bệnh viện thành lập khoa Quốc tế qua hình thức liên doanh, liên kết, không thành lập pháp nhân mới, trong đó Bệnh viện góp vốn liên doanh bằng giá trị vị trí đất để đầu tư cơ sở hạ tầng, giá trị năng lực, chất lượng uy tín, chịu trách nhiệm về công tác chuyên môn, Nhà đầu tư chịu trách nhiệm góp vốn 60% và chịu trách nhiệm 100% vốn đầu tư. Nếu việc thành lập và vận hành Khoa Quốc te đúng quy định của pháp luật và giữa Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng với Nhà đầu tư có thỏa thuận Bệnh viện sẽ đại diện các bên liên doanh, liên kết lập hóa đơn khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ, kê khai thuế, nộp thuế thì:
- Khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ, Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng lập hóa đơn để giao cho người mua, kê khai thuế, nộp thuế bằng Mã số thuế của Bệnh viện;
- Phần lợi nhuận Bệnh viện được chia từ hoạt động liên doanh, liên kết sau khi đã thực hiện nghĩa vụ thuế với Ngân sách Nhà nước: Bệnh viện không phải kê khai và nộp thuế.
Cục Thuế TP Hải Phòng có ý kiến để Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng biết và thực hiện./.