VP & PARTNERS  CONSULTANT

CHÍNH SÁCH THUẾ VỀ VIỆC THANH TOÁN CẤN TRỪ CÔNG NỢ 3 BÊN

Nguồn: Công văn Số 27327 /CTBDU-TTHT ngày 16 tháng 10 năm 2024 của Tổng Cục thuế tỉnh Bình Dương V/v chính sách thuế
Kính gửi: CÔNG TY TNHH DÂY CÁP ĐIỆN TAI SIN (VN)
Địa chỉ: 20 đường số 2, KCN VSIP II, P. Hòa Phú, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương
MST: 3700727886

 
Cục Thuế tỉnh Bình Dương nhận được công văn số 01/09/24 ngày 19/9/2024 của Công ty về việc thanh toán cẩn trừ công nợ 3 bên.
Qua nội dung công văn nói trên, Cục Thuế có ý kiến như sau:
Căn cứ khoản 10 Điều 1, Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 15, Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào như sau:
“1. Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khẩu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
2. Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ các trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng, hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT và trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là quả biểu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt gồm chứng từ thanh toán qua ngân hàng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khác hướng dẫn tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
...
4. Các trường hợp thanh toán không dùng tiền mặt khác để khấu trừ thuế GTGT đầu vào gồm:
a) Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức thanh toán bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào với giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra, vay mượn hàng mà phương thức thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồng thì phải có biên bản đối chiếu số liệu và xác nhận giữa hai bên về việc thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ mua vào với hàng hóa, dịch vụ bán ra, vay mượn hàng. Trường hợp bù trừ công nợ qua bên thứ ba phải có biên bản bù trừ công nợ của ba (3) bên làm căn cứ khấu trừ thuế.
b) Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức bù trừ công nợ như vay, mượn tiền; cấn trừ công nợ qua người thứ ba mà phương thức thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồng thì phải có hợp đồng vay, mượn tiền dưới hình thức văn bản được lập trước đó và có chứng từ chuyển tiền từ tài khoản của bên cho vay sang tài khoản của bên đi vay đối với khoản vay bằng tiền bao gồm cả trường hợp bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào với khoản tiền mà người bán hỗ trợ cho người mua, hoặc nhờ người mua chi hộ.
c) Trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào được thanh toán uỷ quyền qua bên thứ ba thanh toán qua ngân hàng (bao gồm cả trường hợp bên bán yêu cầu bên mua thanh toán tiền qua ngân hàng cho bên thứ ba do bên bán chỉ định) thì việc thanh toán theo uỷ quyền hoặc thanh toán cho bên thứ ba theo chỉ định của bên bán phải được quy định cụ thể trong hợp đồng dưới hình thức văn bản và bên thứ ba là một pháp nhân hoặc thể nhân đang hoạt động theo quy định của pháp luật.
Trường hợp sau khi thực hiện các hình thức thanh toán nêu trên mà phần giá trị còn lại được thanh toán bằng tiền có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
..."

- Căn cứ khoản 2 Điều 5 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung khoản 9 Điều 7 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau:
“2. Sửa đổi, bổ sung Khoản 9 Điều 7:
“9. Thu nhập từ chênh lệch tỷ giả, được xác định cụ thể như sau:
Trong năm tính thuế doanh nghiệp có chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính, thì:
- Khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp được tính vào chi phi hoặc thu nhập của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp. Khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ không liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp, nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá tính vào chi phí tài chính, nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá tính vào thu nhập khác khi xác định thu nhập chịu thuế.
...
Các khoản chênh lệch tỷ giá nêu trên không bao gồm chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối năm là: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ". "


Căn cứ vào các quy định nêu trên, Cục Thuế trả lời như sau:
- Trường hợp nếu Công ty và khách hàng thỏa thuận thanh toán bù trừ công nợ qua bên thứ ba theo đúng quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định hình thức thanh toán không dùng tiền mặt để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hình thức thanh toán bù trừ công nợ này được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 10 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính. 
- Đối với khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ, Công ty thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 5 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ Tài chính.
Đề nghị Công ty căn cứ vào tình hình hoạt động kinh doanh thực tế và đối chiếu với các văn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn nêu trên để thực hiện theo đúng quy định.
Trên đây là ý kiến của Cục Thuế tỉnh Bình Dương trả lời để Công ty được biết và thực hiện./. 

 

VP&PARTNERS TAX AGENT

VP 1: 54/132 Vũ Huy Tấn, Phường 03, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
VP 2: 61/1 Đường số 23, P. Hiệp Bình Chánh, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh